Thành tựu nổi bật
Với bước đi ổn định vững chắc, Đại học Chung Yuan đã phát huy mạnh mẽ những ưu thế phát triển hiện có, tập trung tích hợp phân tích dữ liệu về hiệu quả học tập theo nhiều phương diện của sinh viên và thu thập thông tin rộng rãi về mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp; đảm bảo việc theo dõi, đánh giá và ra quyết định đạt hiệu quả cao để nâng cao mức độ đạt mục tiêu của dự án. Cơ chế thực hiện dự án được xây dựng bởi “Hội nghị liên tịch về Dự án giáo dục bậc đại học chuyên sâu” do hiệu trưởng chủ trì, theo đó lập ra sách lược, khung triển khai và công tác kiểm tra quản lý dự án; các dự án nhỏ định kỳ tổ chức hội nghị tiểu ban và hội nghị thảo luận công việc để nắm bắt rõ tiến độ và hiệu quả thực hiện của từng dự án nhỏ. Đồng thời, trên website của nhà trường thiết lập “Mạng giáo dục bậc đại học chuyên sâu Đại học Chung Yuan” và phát hành 3 tờ báo điện tử gồm “Tạp chí giáo dục bậc đại học chuyên sâu 2 tháng phát hành 1 kỳ”, “Tạp chí giảng dạy ưu việt 2 tháng phát hành 1 kỳ” và “Chuyên san thông tin tri thức hàng quý” (dành cho các trường trung học) để làm nền tảng công khai thông tin. Những điểm nổi bật trong việc triển khai dự án này như sau:
I.Thúc đẩy đổi mới dạy học có tính đặc trưng, phát triển học tập tự chủ với mức độ phù hợp
Để duy trì sự phát triển ổn định của tính ưu việt trong giảng dạy, thực hiện thúc đẩy việc lấy học viện làm nòng cốt, coi trọng sự độc đáo và tính chuyên nghiệp của học viện, lấy sinh viên và giáo viên làm nền tảng. Đối với sinh viên, áp dụng cơ chế tuần hoàn PDCA đảm bảo chất lượng, thực hiện theo dõi quản lý kiểm tra, thiết lập “Cơ chế chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng về hiệu quả học tập của sinh viên”, lập “Báo cáo chịu trách nhiệm và đảm bảo chất lượng về hiệu quả học tập của sinh viên Đại học Chung Yuan” để giúp tối ưu hóa chất lượng giảng dạy và nâng cao hiệu quả học tập cho sinh viên. Trong phương diện giáo viên, khuyến khích giáo viên ra nước ngoài học tập phương pháp dạy học đổi mới, sau khi về nước, giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học giúp công tác giảng dạy trở nên đa dạng hơn trên nền tảng môi trường sinh thái dạy học và công tác đổi mới dạy học hiện có.
II.Mở rộng ưu thế quốc tế hàng đầu, đào tạo nhân tài cho việc đổi mới giới doanh nghiệp và giới học thuật
Để mở rộng hợp tác quốc tế giữa khối doanh nghiệp và khối nhà trường, Đại học Chung Yuan (1) Đã thành lập Văn phòng liên lạc ngành nghề quốc tế, thành lập các cơ sở kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường ở khu vực Đông Nam Á, nhằm kết nối các công ty thương mại điện tử và mô hình tăng tốc khởi nghiệp ở Malaysia, miền Bắc Việt Nam và Indonesia; (2) Kết hợp các nguồn lực của chính phủ, kết nối các công ty thương mại điện tử Thái Lan, khu công nghệ ươm tạo khởi nghiệp với các thương nhân Đài Loan tại Thái Lan, thúc đẩy việc khảo sát và mở rộng thị trường quốc tế; (3) Tự huy động vốn để xây dựng tòa nhà R & D sáng tạo thông minh hóa (Tòa nhà Tiên phong công nghệ trí tuệ), hoàn thành việc thiết lập dây chuyền thí điểm sản xuất thông minh, hiện là dây chuyền thí điểm và không gian dịch vụ về sản xuất thông minh có quy mô nhất trong giới học thuật Đài Loan; đồng thời được sự quan tâm của chính quyền thành phố Đào Viên, sẽ hợp tác với Dự án Thung lũng Silicon Châu Á, trở thành nền tảng giao lưu kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy sự chuyển đổi ngành nghề, xúc tiến hợp tác quốc tế và đào tạo những nhân tài ưu tú thời đại công nghiệp 4.0 .
III.Phát triển hợp tác quốc tế đa dạng, đào tạo nhân tài đẳng cấp thế giới
Để bồi dưỡng đào tạo thế hệ tài năng mới, tích cực xây dựng mạng lưới toàn cầu, ví dụ: (1) Tham gia Chương trình đào tạo lãnh đạo kỹ thuật toàn cầu (GCSP) của Viện Hàn lâm Kỹ thuật quốc gia (NAE). Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên sẽ có tên trong danh sách NAE GCSP. (2) Gia nhập Tổ chức học tập thông qua phục vụ cộng đồng khu vực châu Á (SLAN), bồi dưỡng năng lực học tập thông qua phục vụ cộng đồng quốc tế cho sinh viên. (3) Tham gia nền tảng trường học trực tuyến quốc tế FutureLearn, quảng bá các khóa học quốc tế chất lượng cao của Đại học Chung Yuan và giúp sinh viên có thể theo học các khóa học tại các trường đại học quốc tế danh tiếng. (4) Tổ chức Tuần lễ trường học quốc tế danh tiếng và Hội chợ các trường học kết nghĩa toàn cầu, ký kết hợp đồng liên minh nhiều trường, tăng cường các kênh trao đổi quốc tế cho sinh viên; (5) Phối hợp với trường Đại học Temple - Mỹ thực hiện “Chương trình cử nhân kép về quản trị kinh doanh” giúp sinh viên được cấp bằng của cả hai trường khi tốt nghiệp. (6) Ký thỏa thuận hợp tác thời hạn 3 năm với phân hiệu Đại học Wisconsin - Mỹ (UWM) tại Milwaukee và nhà máy mới của Tập đoàn Hồng Hải Foxconn tại Mỹ, tạo điều kiện cho sinh viên trao đổi UWM đến theo học tại nhà trường và thực tập tại Tập đoàn Hồng Hải Foxconn. Thông qua sự giao lưu và hợp tác quốc tế đa dạng, tăng cường khả năng di chuyển quốc tế cho sinh viên.
IV.Làm tròn trách nhiệm xã hội của trường đại học, thực hiện nâng cao trách nhiệm tri thức
Với tinh thần “Giáo dục toàn diện", Đại học Chung Yuan khuyến khích giáo viên và sinh viên thông qua các khóa học được lồng ghép nội dung học tập qua phục vụ cộng đồng cũng như các dự án thực tiễn xã hội, để chuyên sâu trong việc kiến tạo địa điểm, phát triển đặc trưng khu vực và quan tâm cộng đồng yếu thế tại các khu vực gồm Đào Viên, Tân Trúc và Miêu Lật, thúc đẩy xã hội xây dựng trách nhiệm tri thức thực tiễn bằng tư duy mới “học tập sáng tạo”. Thành lập “Quỹ trách nhiệm tri thức Đại học Chung Yuan”, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức công ích, chính phủ và cơ quan truyền thông thành lập ra “Liên minh thực tiễn hóa trách nhiệm tri thức Đại học Chung Yuan”, theo đó vận dụng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và năng lực, thông qua kết nối và hợp tác các nguồn lực, thúc đẩy trách nhiệm tri thức một cách hệ thống hóa, xúc tiến sự phát triển của địa phương, phát huy trách nhiệm tri thức và sức ảnh hưởng của Đại học Chung Yuan.
Toàn bộ dự án mang phương châm kết hợp sự phát triển quốc gia với chính sách giáo dục, thực hiện triết lý giáo dục và phát triển các hoạt động của Đại học Chung Yuan; đồng thời lấy thành tích học tập của sinh viên, ý kiến đóng góp của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường, thành quả dự án và dữ liệu kết quả đánh giá để tiến hành nghiên cứu hoạt động của Nhà trường theo các phương án đặc biệt, qua đó đúc rút kinh nghiệm về thực hiện triển khai dự án. Cơ chế quản lý đánh giá dự án sẽ định kỳ tổ chức “Hội nghị liên tịch về Dự án giáo dục bậc đại học chuyên sâu” do hiệu trưởng chủ trì để đánh giá một cách toàn diện tiến độ và hiệu quả thực hiện; đồng thời cũng thiết lập “Mạng giáo dục bậc đại học chuyên sâu của Đại học Chung Yuan” trên website của Nhà trường và phát hành 3 loại tạp chí điện tử để tạo ra nền tảng thông tin công khai gồm “Tạp chí giáo dục bậc đại học chuyên sâu 2 tháng phát hành 1 kỳ”, “Tạp chí giảng dạy ưu việt 2 tháng phát hành 1 kỳ” và “Chuyên san thông tin tri thức hàng quý” (nhắm vào đối tượng học sinh cấp 3). Một số điểm nhấn nổi bật trong thực hiện dự án của năm 2020 như sau:
I.Trau dồi khả năng tường thuật chuyên nghiệp cho sinh viên, thúc đẩy đào tạo nhân tài chuyên ngành trí tuệ nhân tạo
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển chính sách quốc gia và nhu cầu của ngành nghề, dự án hy vọng đạt được 2 mục tiêu chính là “Trau dồi khả năng tường thuật chuyên nghiệp cho sinh viên” và “Đẩy mạnh đào tạo nhân tài cho các ngành công nghiệp then chốt”. Trong phương diện “Trau dồi khả năng tường thuật chuyên nghiệp cho sinh viên”, trường tổ chức các Workshop cấp nhà trường về kỹ năng giảng dạy cũng như học tập liên quan khả năng tường thuật, đồng thời xuất bản cuốn “Kim chỉ nam đọc hiểu văn bản - Bí quyết thần kỳ cho khả năng tường thuật”, đưa vào các chương trình đào tạo năng lực tường thuật cơ bản và chuyên nghiệp cho đến các khóa học giáo dục đại cương, khóa học có tính chuyên nghiệp và tính tổng kết, để đạt được mục tiêu trau dồi khả năng tường thuật cho sinh viên. Trong phương diện “Đẩy mạnh đào tạo nhân tài cho các ngành công nghiệp then chốt”, dự án đặt trọng tâm vào Chương trình Đào tạo nhân tài chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo. Trong phương diện phát triển công tác giảng dạy của giảng viên, ngoài việc tập hợp 14 giảng viên giảng dạy chuyên môn của Nhà trường để xuất bản cuốn “Giáo trình Trí tuệ nhân tạo AI” ra, còn kết hợp với AI_ROBOT thuộc Khu Công nghệ cao Đài Nam nhằm đồng tổ chức Chương trình đào tạo nâng cao chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo dành cho giảng viên trong dịp nghỉ hè. Về phương diện đào tạo sinh viên, trường đưa vào các môn học đại cương cơ bản gồm “Khoa học Tự nhiên”, “Kỹ thuật và công nghệ”, “Kỹ thuật Cơ - Điện tử và văn minh nhân loại”, v.v..., đồng thời tăng thêm các trang thiết bị thực hành giảng dạy để tăng cường các lớp thực hành chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, hy vọng nâng cao sự trang bị kiến thức cơ bản và năng lực thực hành AI cho sinh viên.
II. Đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực then chốt hàng đầu, bồi dưỡng nhân tài cho các ngành công nghiệp sáng tạo
Phối hợp với Chương trình phát triển quốc gia triển khai trọng điểm, dự án chú trọng đào tạo chuyên sâu và đa dạng hóa các lĩnh vực then chốt hàng đầu của Nhà trường. Trong lĩnh vực chế tạo thông minh, trường sử dụng Tòa nhà “Công nghệ hàng đầu” mới xây dựng làm căn cứ địa hợp tác với Công ty Công nghiệp chính xác Gudeng, thành lập “Trung tâm R&D chế tạo thông minh công cụ chất bán dẫn”, tiến hành nghiên cứu chuyển đổi những công nghệ có tầm nhìn tương lai, để tạo bước phát triển mới cho thuật toán lượng tử. Hiện trường đã xuất bản “Giáo trình Phép tính lượng tử bậc đại học” tự biên soạn đầu tiên của Đài Loan, đồng thời đã mua máy vi tính lượng tử cùng các thiết bị liên quan – trở thành trường đại học tư thục duy nhất cả nước có máy tính lượng tử hoạt động ở nhiệt độ phòng. Trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển màng mỏng, trường đã huy động kinh phí để xây dựng “Tòa nhà R&D màng mỏng và kinh tế tuần hoàn”, thành lập phòng thí nghiệm hợp tác giữa khối nhà trường và khối doanh nghiệp, hiện nay đã ký kết Ý định thư Phòng Thí nghiệm Hợp tác với nhiều doanh nghiệp, rót kinh phí cùng đầu tư vào nghiên cứu phát triển lĩnh vực màng mỏng gồm “Xử lý nước bền vững”, “Năng lượng xanh” và “Tách chiết sinh hóa”; phối hợp Kế hoạch thung lũng Silicon châu Á của chính quyền thành phố Đào Viên, trở thành nền tảng giao lưu kỹ thuật quan trọng, thúc đẩy sự chuyển đổi của các ngành công nghiệp đồng thời bồi dưỡng nhân tài xuất sắc cho các ngành công nghiệp sáng tạo.
III. Lan tỏa yêu thương thời đại dịch, giáo dục và quan tâm không biên giới
Do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới rất căng thẳng, để đảm bảo được hoạt động giảng dạy và hiệu quả học tập, nhà trường đã tải gần 3.000 bài giảng lên nền tảng giảng dạy trực tuyến, duy trì hoạt động giảng dạy bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngoài ra cũng bổ sung “Phương án hỗ trợ khuyến khích đối với sinh viên gia đình xảy ra biến cố do dịch bệnh Covid-19”, tạo điều kiện hỗ trợ mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh trong suốt quá trình sinh viên nước ngoài nhập cảnh Đài Loan, giúp sinh viên yên tâm học tập. Để thúc đẩy sự di chuyển và giao lưu quốc tế, mở rộng mô hình học tập đa dạng, đã chính thức gia nhập Nền tảng khóa học đại trà mở trực tuyến (MOOCS) quốc tế - FutureLearn, bắt đầu từ năm 2021 đã tải lên những bài giảng bằng tiếng Anh hoàn toàn do giảng viên Nhà trường thực hiện; chú trọng xây dựng “Nền tảng khóa học MOOCS”, đặt kế hoạch thành lập “Liên minh tự học trực tuyến khối trường đại học” và “Học viện công nghệ đám mây quốc tế không biên giới”; khuyến khích giảng viên và sinh viên tham gia các hoạt động triển lãm và các cuộc thi quốc tế online, quảng bá giới thiệu thành quả nghiên cứu phát triển của nhà trường.
IV. Kết nối sự hợp tác đa dạng của các tổ chức, thực hiện thúc đẩy trách nhiệm tri thức
Ngoài phát triển sâu rộng các khối cộng đồng hiện có, để mở rộng trách nhiệm xã hội và sức ảnh hưởng của trường đại học, về phương diện trong nước, Nhà trường cũng đã kết hợp với các nguồn lực về phát triển bền vững của thành phố Đào Viên, khai thác phát triển các lĩnh vực thúc đẩy kiến tạo địa phương của 7 khu vực hành chính thuộc địa phận thành phố, bồi dưỡng 13 nhóm thanh niên kiến tạo địa phương, khiến Đại học Chung Yuan trở thành trường đại học thúc đẩy sự phát triển khu vực và kiến tạo địa phương cho khu vực Đào Viên. Trong phương diện hợp tác giao lưu quốc tế, đã tổ chức “Khóa trải nghiệm USR Quốc tế” (USR tức trách nhiệm xã hội của trường đại học), hướng dẫn nhiều sinh viên nước ngoài tìm hiểu khám phá cảnh quan của Đào Viên và tinh thần USR, đồng thời hợp tác với các đơn vị như Trường Đại học UCSI Malaysia, Tổ chức phát triển Kiến tạo địa phương Đa quốc gia để triển khai các khóa học trực tuyến từ xa.
Toàn bộ dự án đặt ra phương châm lồng ghép kết hợp chính sách phát triển quốc gia và chính sách giáo dục, thực hiện triết lý giáo dục và công tác phát triển của nhà trường, đồng thời tiến hành các dự án nghiên cứu đặc biệt về các vấn đề của nhà trường dựa trên hiệu quả học tập của học sinh sinh viên, ý kiến của những người liên quan trong nội bộ và ngoài nhà trường, thành quả đạt được và hồ sơ đánh giá dự án, để phản hồi việc triển khai thực hiện dự án. Cơ chế quản lý sát hạch dự án được thực hiện thông qua “Hội nghị liên tịch dự án đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao” do hiệu trưởng chủ trì để định kỳ tiến hành đánh giá toàn diện về tiến độ và hiệu quả; đồng thời trên website của trường lập các trang “Diễn đàn thông tin công tác nhà trường”, “Webstie đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao - Đại học Chung Yuan”, và phát hành các ấn phẩm sử dụng làm nền tảng thông tin công khai gồm: “Nguyệt san đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao”, “Nguyệt san giáo dục ưu việt” và “Quý san truyền thông tri thức” (dành cho khối Trung học phổ thông). Việc thực hiện dự án trong năm 2021 đạt được những thành quả nổi bật như sau:
I. Đẩy mạnh việc tự học, tối ưu hóa kỹ năng của sinh viên
Theo phương châm triển khai chính sách năm 2021 của Bộ Giáo dục, phương diện bồi dưỡng nhân tài đặt ra 2 mục tiêu chính gồm: “Đẩy mạnh việc tự học của sinh viên” và “Tối ưu hóa kỹ năng cho sinh viên”. Về mặt “Đẩy mạnh việc tự học của sinh viên”, ngoài việc tối ưu hóa nền tảng học tập kỹ thuật số C-Learning, nhà trường cũng thành lập Học viện quốc tế đám mây, liên kết với các nền tảng học tập trực tuyến quốc tế dựa trên công nghệ đám mây. Ngoài ra, từ năm học 2021, bắt đầu thúc đẩy việc công nhận hệ thống tín chỉ tự học nhằm tăng cường khả năng tự học cho sinh viên. Trong phương diện “Tối ưu hóa kỹ năng cho sinh viên”, nhà trường triển khai cấu trúc các khóa đào tạo nhân tài gồm “Kỹ năng tường thuật”, “Năng lực tiếng Anh”, “Năng lực công nghệ” theo 3 giai đoạn “Đào tạo năng lực cơ bản”, “Hình thành kỹ thuật ứng dụng” và “Thực hành trong lĩnh vực chuyên ngành”. Đồng thời nhà trường thúc đẩy triển khai học trình phát triển bền vững, tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu về mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), bồi dưỡng năng lực giải quyết các vấn đề thuộc xu thế trong tương lai, thông qua bồi dưỡng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc.
II. Thúc đẩy các lĩnh vực hàng đầu, bồi dưỡng nhân tài xuất sắc về cả học thuật và và kỹ năng ngành nghề
Tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực quan trọng hàng đầu, trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ màng mỏng vào y tế, tích hợp việc hợp tác nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực đa quốc gia nhiều đơn vị giữa Trung tâm màng mỏng với nhiều trường đại học gồm Đại học Tokyo - Nhật Bản, Đại học Akron - Mỹ và Đại học Toulouse - Pháp, phát triển màng mỏng trong y tế chính xác và nghiên cứu khống chế kiểm soát bệnh tật, tăng cường năng lượng trong lĩnh vực màng y sinh đặc trưng. Trong lĩnh vực chế tạo thông minh, nhà trường hợp tác kỹ thuật với nhà sản xuất thiết bị ép phun hàng đầu thế giới ENGEL Austria GmbH, hỗ trợ công ty thiết kế khuôn định hình ổn định kết hợp với máy ép phun; đồng thời cùng quảng bá để giúp sinh viên không những tích lũy kỹ năng chuyên môn mà còn được trang bị tầm nhìn và năng lực cạnh tranh quốc tế. Nhà trường cũng phát triển công nghệ điện toán lượng tử, mở các khóa học về thực hành nền tảng điện toán lượng tử, phương pháp thuật toán lượng tử, đồng thời cũng hỗ trợ thành phố Đài Bắc và thành phố Đào Viên đào tạo lực lượng giáo viên hạt giống về máy tính lượng tử PLC ở cấp Trung học phổ thông. Trong năm 2022 nhà trường có kế hoạch tổ chức hội thảo giáo dục về lĩnh vực lượng tử để thu hút thêm giáo viên các trường trung học phổ thông và giáo sư đại học tham dự, đồng thời tiếp tục triển khai các chương trình giảng dạy đặc trưng của nhà trường để bồi dưỡng nhân tài về thông tin lượng tử.
III. Triển khai song ngữ đa trục đa dạng hóa, đặt nền tảng cho việc dạy và học bằng Tiếng Anh (EMI)
Chính thức gia nhập Hiệp hội các trường Đại học châu Á (AUAP) - Thái Bình Dương - tổ chức NGO có địa vị cao nhất phụ trách tham vấn thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Nhà trường phát triển mô hình hợp tác giáo dục đa dạng hóa tại nước ngoài; tổ chức triển khai các biện pháp như “Chương trình tín chỉ đa lĩnh vực nhân tài quốc tế”, “Hội thảo văn hóa toàn cầu”, cơ chế bồi dưỡng phụ đạo khóa học chuyên ngành giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, tổ chức hơn 170 hoạt động và khóa học ngoại ngữ. Đồng thời công bố phát triển thành trường học song ngữ, để sinh viên có thể hòa nhập vào môi trường học tập song ngữ. Ngoài ra, nhà trường thành lập văn phòng xúc tiến khả năng song ngữ cho sinh viên, tích hợp theo chiều ngang thành quả và nguồn tài nguyên của dự án đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao những năm trước, đẩy mạnh năng lực giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên, thiết lập hồ sơ học tập hoàn chỉnh của sinh viên trước và sau khi nhập học, phân tích hiệu quả của việc phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên nhằm giúp sinh viên củng cố năng lực tiếng Anh.
IV. Từ sáng tạo tại địa phương tới kết nối quốc tế, phát huy sức ảnh hưởng trách nhiệm xã hội của trường đại học (USR)
Tiếp tục đẩy mạnh “Chương trình hành động thanh niên tham dự phát triển bền vững” của thành phố Đào Viên và nhân rộng phạm vi phục vụ của các “Tụ điểm thanh niên” thuộc 7 huyện thị, đồng thời thông qua phối hợp cùng các đội ngũ sáng tạo có tính chỉ tiêu trên toàn quốc đồng tổ chức “Hội nghị thường niên về sáng tạo địa phương của Đài Loan”, đã hiệu triệu được hơn 150 nhóm sáng tạo địa phương, 15 doanh nghiệp tư nhân cùng chia sẻ, học hỏi để tăng cường sức ảnh hưởng về trách nhiệm xã hội của nhà trường. Dự án USR còn triển khai workshop và các khóa học giao lưu trực tuyến với Đại học UCSI – Malaysia, các trường xây dựng cộng đồng của Nhật Bản, liên kết với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy hợp tác xuyên quốc gia.
Dự án tổng thể có phương châm hoạch định bao gồm kết hợp chính sách quốc gia về phát triển và giáo dục, thực hiện đúng triết lý giáo dục và công tác phát triển của nhà trường; đồng thời tiến hành nghiên cứu các khía cạnh công tác nhà trường bao gồm hiệu quả học tập của học sinh sinh viên, ý kiến của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường, thành quả đạt được và dữ liệu đánh giá dự án để rút kinh nghiệm và tiếp tục áp dụng cho việc thúc đẩy dự án.
Cơ chế quản lý sát hạch dự án được thực hiện định kỳ thông qua “Hội nghị liên tịch dự án đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao” do hiệu trưởng chủ trì, tiến hành đánh giá toàn diện về tiến độ và hiệu quả dự án; đồng thời trên website của trường có lập các trang “Diễn đàn thông tin công tác của nhà trường”, “Website đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao Đại học Chung Yuan”, và phát hành báo điện tử làm trang thông tin công khai. Kỳ thứ nhất thực hiện Dự án đã đạt được những thành quả nổi bật như sau:
Toàn bộ dự án đặt ra phương châm lồng ghép kết hợp chính sách phát triển quốc gia và chính sách giáo dục, thực hiện triết lý giáo dục và công tác phát triển của nhà trường, đồng thời tiến hành các dự án nghiên cứu đặc biệt về các vấn đề của nhà trường dựa trên hiệu quả học tập của học sinh sinh viên, ý kiến của những người liên quan trong nội bộ và ngoài nhà trường, thành quả đạt được và hồ sơ đánh giá dự án, để phản hồi việc triển khai thực hiện dự án. Cơ chế quản lý sát hạch dự án được thực hiện thông qua “Hội nghị liên tịch dự án đào tạo chuyên sâu giáo dục bậc cao” do hiệu trưởng chủ trì để định kỳ tiến hành đánh giá toàn diện về tiến độ
I. Trau đồi năng lực cơ bản của sinh viên, tăng cường khả năng tự học tập đa lĩnh vực của sinh viên, tối ưu hóa kiến thức giảng dạy của giảng viên
Về phương diện Trau đồi năng lực cơ bản cho sinh viên: các giảng viên đã tự nghiên cứu biên soạn và giáo trình gồm: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo AI, Fun with TOEIC, Chiến lược đọc sách - Bí quyết tăng cường kỹ năng thuyết trình, Bộ sách về Đạo đức nghề nghiệp để bồi dưỡng các kiến thức cơ bản cho sinh viên. Từ năm học 2021, trường đã mở các khóa học như “Tư duy tính toán và Lập trình”, “Giới thiệu Khoa học tự nhiên và Trí tuệ nhân tạo”, v.v. để bồi dưỡng năng lực cơ bản trong lĩnh vực AI cho sinh viên.
Về phương diện Tăng cường khả năng tự học tập đa lĩnh vực của sinh viên: từ năm học 2018 trường đã triển khai công nhận tín chỉ tự học, nhằm khích lệ và bồi dưỡng khả năng tự học cho sinh viên. Đồng thời, trường áp dụng và tối ưu hóa hệ thống quản lý khóa học, đề xuất các khóa học cho sinh viên tham gia, nâng cao năng lực học cũng như tỷ lệ tham gia của sinh viên trong các chương trình học tập đa lĩnh vực. Trường cũng xây dựng nền tảng “Biến ước mơ thành hiện thực”, cung cấp các thông tin việc làm và kết hợp các hội thảo về năng lực nghề nghiệp để bồi dưỡng năng lực làm việc cho sinh viên.
Về phương diện Tối ưu hóa kiến thức giảng dạy của giảng viên: có 5 hội thảo cấp trường đã được tiến hành hiệu quả, số lượt giảng viên tham gia các khóa đổi mới dạy học tăng từ 450 lượt đến 725 lượt người mỗi học kỳ (tính đến học kỳ I năm học 2022). Trường cũng đưa công nghệ mới vào thiết kế chương trình giảng dạy, dựa trên lĩnh vực giảng dạy AI và thiết bị VR, AR tiên tiến để cung cấp cho giảng viên và sinh viên toàn trường sử dụng, nhằm nâng cao năng lực thực tiễn trong dạy và học của giảng viên và sinh viên đối với công nghệ mới.
II. Thúc đẩy các lĩnh vực ưu thế mũi nhọn, bồi dưỡng nhân tài xuất sắc hội tụ năng lực học thuật và ngành nghề thực tiễn
Trong “Top 2% các nhà khoa học hàng đầu thế giới" do Đại học Stanford công bố vào năm 2022, trường có 19 người lọt vào “Bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng khoa học trọn đời (1960-2021)” và 18 người lọt vào “Bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng khoa học năm 2021”. Chỉ số trích dẫn chuẩn hóa của ngành/lĩnh vực (CNCI) của trường trong các năm 2019, 2020 và 2022 ở tất cả các lĩnh vực đều lớn hơn 1, cao hơn mức trung bình toàn cầu; đặc biệt năm 2022 trường xếp hạng thứ tư toàn quốc về tất cả các lĩnh vực, trong đó ngành “Hóa học” và “Môi trường và Sinh thái học” đứng thứ nhất.
Trường đã ký kết hợp tác Nhà trường-Doanh nghiệp với hơn 80 công ty tại tỉnh Đào Viên, với số tiền dự kiến lên tới hơn 65 triệu Đài tệ. Kết hợp với nguồn lực của Nền tảng Thanh niên Khởi nghiệp của chính quyền Thành phố Đào Viên, dự án tổng cộng đã tư vấn cho 22 doanh nghiệp Startup trong trường học, trong đó có 7 doanh nghiệp được Phòng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Kinh tế vinh danh là “Doanh nghiệp mới xuất sắc”. Trung tâm Công nghệ màng mỏng của trường hợp tác với Đại học Tokyo (Nhật Bản) và Đại học Toulouse (Pháp) để nghiên cứu phát triển màng mỏng sử dụng trong y học chính xác và nghiên cứu kiểm soát bệnh tật; tự huy động vốn xây dựng Khu trình diễn công nghệ thông minh, bồi dưỡng nhân tài 4.0, hưởng ứng Dự án phát triển Thung lũng Silicone Châu Á của Thành phố Đào Viên. Trung tâm thông tin lượng tử hợp tác với Tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản và Tập đoàn Formosa tiến hành nghiên cứu điện toán lượng tử, tạo dựng ưu thế chiến lược của “Thung lũng lượng tử Đào Viên tại Đại học Chung Yuan”.
III. Triển khai hợp tác quốc tế đa dạng, tăng cường tầm nhìn quốc tế và khả năng “dịch chuyển quốc tế” cho sinh viên
Trường gia nhập Hiệp hội các trường đại học Châu Á - Thái Bình Dương (tổ chức phi lợi nhuận có tư cách cố vấn cao nhất tại UNESCO), Tổ chức dịch vụ học tập châu Á và Chương trình GCSP của Học viện Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, để đào tạo một thế hệ nhân tài mới, có ưu thế vượt trội. Ngoài ra, trường cũng tham gia nền tảng giáo dục trực tuyến mở quốc tế FutureLearn, tổ chức “Tuần lễ Trường học nổi tiếng quốc tế” và “Triển lãm Trường kết nghĩa toàn cầu”, ký hợp đồng liên minh với nhiều trường học để gia tăng cơ hội học tập và trao đổi quốc tế cho sinh viên. Đồng thời, trường hợp tác với Đại học Temple (Hoa Kỳ) thành lập “Chương trình cấp bằng kép Cử nhân Quản trị kinh doanh”, cho phép sinh viên có thể đồng thời lấy bằng của hai trường. Trường cũng ký kết ý định thư hợp tác ba bên với Đại học Wisconsin - phân hiệu Milwaukee (UWM) và Nhà máy mới tại Mỹ của Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn), cho phép sinh viên của UWM đến du học trao đổi tại trường và đến thực tập tại Tập đoàn Foxconn.
IV. Liên kết nguồn lực của chính phủ và chương trình sáng tạo quốc tế, phát huy sức ảnh hưởng trách nhiệm xã hội của trường đại học
Kết hợp với Sở Phát triển Thanh niên của Bộ Giáo dục và các nguồn lực phát triển bền vững của Thành phố Đào Viên, trường đã xúc tiến 7 địa điểm thúc đẩy sáng tạo tại địa phương ở 7 huyện/thành phố, ngoài ra còn cùng Đại học UCSI và Đại học New Era của Malaysia chung tay tổ chức Diễn đàn đa lĩnh vực SIG (tổ chức offline). Chúng tôi đã tới thăm Làng mới Jenjarom và Làng mới Sungai Chua ở Malaysia; tham quan Trường xây dựng cộng đồng Kouki ở Thành phố Kaga, Dự án PLUS KAGA, Dự án Xây dựng Cộng đồng Phố đường tàu Shimokitazawa ở Tokyo - Nhật Bản, v.v., để thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa quốc gia. Trường thành lập “Quỹ Trách nhiệm trí thức Đại học Chung Yuan” và “Liên minh Thực hiện trách nhiệm trí thức” để hệ thống hóa việc thúc đẩy trách nhiệm trí thức, phát huy sức ảnh hưởng của trách nhiệm trí thức của trường đại học.